Trong rất nhiều vấn đề mà các nhà thầu cần quan tâm khi thi công công trình như phải tối ưu mặt bằng xây dựng (link với bài sau), bảo vệ môi trường xung quanh khu vực thi công (link với bài sau)... thì rủi ro tai nạn lao động là một trong những vấn đề cấp thiết và quan trọng nhất.
Những rủi ro tai nạn lao động là gì, thực trạng an toàn lao động khi thi công công trình xây dựng hiện nay ra sao và có những biện pháp như thế nào để hạn chế rủi ro tai nạn lao động… Công ty TNHH An Toàn Lao Động MTV sẽ cùng bạn tìm hiểu những vấn đề đó trong bài viết dưới đây.
Ảnh minh họa
I. Thực trạng an toàn lao động khi thi công công trình xây dựng hiện nay
Tai nạn lao động trong quá trình thi công công trình từ lâu đã là một vấn đề nhức nhối đối với các dự án xây dựng. Dễ dàng quan sát thấy tại nhiều công trình xây dựng là phần lớn lao động không được trang bị thiết bị bảo hộ lao động phù hợp dù phải làm việc trong môi trường khói bụi và điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Hình ảnh những “người nhện” treo mình làm việc trên cao trong điều kiện làm việc thô sơ có thể bắt gặp tại nhiều địa phương. Vụ tai nạn lao động thương tâm ở Đồng Nai ngày 14/5 hay gần đây hơn là vụ tai nạn tại công trình xây dựng thủy điện Plei Kần (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) là hai trong nhiều ví dụ cho thấy thực trạng an toàn lao động còn đang bị coi nhẹ.
Theo thống kê của Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã hội, trong 06 tháng đầu năm 2020 có tới 3349 vụ tai nạn lao động, làm 3450 người bị nạn. Số liệu này bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động).
Theo đó, số người chết vì tai nạn lao động là 378 người, số người bị thương là 806 người và số vụ tai nạn chết người là 360 vụ. Trong số 3450 người bị nạn vào giai đoạn nửa đầu năm 2020, có 1151 người là lao động nữ, chiếm tới 34%. Những con số biết nói này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình mất an toàn tại nhiều công trình xây dựng, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn lao động làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người. Điều này cũng yêu cầu các nhà thầu, chủ đầu tư cần tìm hiểu rõ về những nguy cơ, rủi ro gây ra tai nạn lao động; từ đó có biện pháp phòng ngừa các tai nạn lao động đáng tiếc có thể xảy ra.
Kỹ sư giám sát an toàn
II. Các rủi ro tai nạn lao động có thể phòng ngừa
Để có thể xây dựng các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động hiệu quả, ta cần nắm được các rủi ro tai nạn lao động có thể xảy ra trong quá trình thi công công trình xây dựng
1. Tai nạn do ngã
Tai nạn do ngã từ trên cao chiếm tới 1/3 tổng số các ca tử vong do tai nạn trên công trường xây dựng. Nguyên nhân gây té ngã có thể do giàn giáo lắp không chính xác, do vách tường hở, do lỗ hổng trên sàn nhà hoặc do không có thanh chắn. Ngoài ra, nhiều người lao động không được trang bị dây đai đúng kỹ thuật, hoặc sử dụng thang không có bảo hộ, cùng với hệ thống thanh thép không được bảo vệ (có thể đâm hoặc xiên vào người) cũng là những nguyên nhân dẫn tới mất an toàn lao động.
Theo quy định đã được ban hành về các yêu cầu an toàn cho giàn giáo, việc lắp ráp giàn giáo phải được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm và được giám sát, kiểm tra kỹ càng bởi người có trách nhiệm tại công trường. Tuy nhiên trong thực tế, vấn đề này chưa được quan tâm nhiều.
Khi thi công trên giàn giáo tại các công trình xây dựng, nhiều công nhân còn chưa có ý thức bảo vệ bản thân khi không sử dụng dụng cụ bảo hộ, thang, dây đai…
2. Tai nạn do vật rơi
Công cụ, thiết bị nặng rơi từ trên cao xuống, đặc biệt tại các công trình thi công chung cư với độ cao lên tới 30-50m là một rủi ro tai nạn lao động lớn. Mũ bảo hộ của công nhân chỉ chống đỡ được một lực vừa phải và có giới hạn; và nếu một khu vực xây dựng không được rào chắn cẩn thận thì người đi đường cũng có thể trở thành nạn nhân khi có vật rơi từ cần cẩu, giàn giáo hoặc khu vực đang thi công.
3. Tai nạn do hào rãnh
Một trong những hoạt động có thể đem lại rủi ro tai nạn lao động khi công nhân thi công tại công trình là việc đào rãnh, hầm, hào. Những nguy cơ gây đến tai nạn, thậm chí thương vong khi xảy ra lở rãnh, sập hầm, hào cao hơn 112% so với các khu vực khác:
- Công nhân có thể bị mắc kẹt và bị vùi lấp trong hố do sụt lở thành hố
- Công nhân có thể bị va đập và bị thương khi đào xúc do các vật liệu rơi xuống
- Công nhân có thể bị rơi xuống hố khi sụt lở thành hố
- Xe và thiết bị tiến tới quá sát miệng hố, đặc biệt là khi quay đầu làm sụt mép hố
- Công nhân có thể bị ngạt thở hoặc nhiễm độc do những khí nặng như khí thải phun xuống hố, ví dụ như khí thải của động cơ diesel hay động cơ xăng.
- hình minh họa
4. Tai nạn do giật điện, chập điện
Tai nạn do giật điện, chập điện là một trong những rủi ro tai nạn lao động dễ dẫn đến thiệt mạng nhất. Các hoạt động dẫn tới tai nạn giật điện, chập điện tại công trình xây dựng bao gồm việc sử dụng các thiết bị điện bị hở, hỏng mạch hoặc khi công nhân hàn điện, hàn xì sử dụng ôxy và axêtylen hoặc hàn dùng khí gas.
Ngoài ra, phơi nhiễm với đường dây cao thế trên cao hoặc đặt ngầm dưới đất cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong khi lao động cho công nhân.
Tai nạn lao động do giật điện, chập điện là một trong những rủi ro tai nạn lao động dễ dẫn đến thiệt mạng nhất.
5. Chấn thương do hóa chất
Công trường xây dựng là nơi có nhiều loại hóa chất nguy hiểm và việc phơi nhiễm quá mức với các loại hóa chất này có thể dẫn đến thương tích cho người lao động. Những thương tích như bỏng, tổn thương sâu có thể xảy ra khi người lao động tiếp xúc trực tiếp (chạm vào).
6. Chấn thương do ráng sức & làm việc không đúng tư thế
Khi công nhân nâng hoặc nhấc vật nặng quá sức hoặc không đúng tư thế có thể gây ra những chân thương cho tay, chân và lưng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến chấn thương RSI - loại chấn thương phổ biến và là chấn thương căng thẳng lặp đi lặp lại.
7. Tai nạn do thiết bị nặng và máy móc
Ngoài việc công nhân nhấc các vật nặng quá sức và sai tư thế, việc sử dụng các thiết bị nặng cũng là một trong những rủi ro gây ra tai nạn lao động tại công trình xây dựng. Việc máy móc bị trục trặc, hỏng hóc hoặc bị đổ tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng của công nhân.
Ngoài ra, khi vận hành các thiết bị, máy móc phức tạp như vận hành cần trục, xe nâng, máy xúc mà xảy ra sự cố cũng có khả năng dẫn tới những tai nạn thương tâm.
Rủi ro tai nạn lao động cũng có thể xảy ra khi công nhân vận hành các thiết bị, máy móc phức tạp như cần trục, xe nâng, máy xúc …
8. Tai nạn do cháy nổ
Dù ít phổ biến hơn các rủi ro tai nạn lao động khác, những vụ tai nạn do cháy nổ cũng để lại thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho nhà thầu và chủ đầu tư. Những rủi ro tai nạn lao động do cháy nổ chủ yếu xảy ra khi có lỗi máy móc hoặc sử dụng hóa chất.
Công nhân có thể gặp phải rủi ro tai nạn lao động trong quá trình lưu trữ, bảo quản, vận chuyển và sử dụng các vật liệu dễ cháy, nổ như xăng hoặc dầu cho các máy xây dựng có sử dụng động cơ đốt trong như ôtô, máy xúc, máy ủi hoặc máy phát điện… Ngoài ra, rủi ro khi sử dụng sơn, bả hoặc dán keo (các bộ phận công trình) với dung môi là hợp chất của xăng hoặc dầu cũng là nguyên nhân gây nên nhiều tai nạn cháy nổ tại công trình.
ảnh minh họa
III. Các biện pháp giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động
Từ những rủi ro tai nạn lao động kể trên, có thể đề xuất áp dụng một số biện pháp giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động như sau:
1. Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động cá nhân
Để làm giảm nguy cơ công nhân bị chấn thương, tai nạn trong quá trình thi công công trình; gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng công nhân và tiến độ thi công công trình; nhà thầu cần trang bị cho công nhân đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động cá nhân. Khi đã cấp phát đầy đủ các phương tiện bảo hộ, mỗi công nhân khi vào công trường cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Đội mũ bảo hộ lao động & cài quai chắc chắn
- Mặc trang phục bảo hộ lao động khi thi công, đai phản quang còn nguyên vẹn
- Mang giày bảo hộ lao động chống đinh đúng kích cỡ chân và không được đạp gót
- Mang thẻ công nhân trong suốt quá trình làm việc
2. Trang bị hệ thống biển báo tại công trình xây dựng
Để chỉ dẫn tại công trình, nhà thầu cần trang bị hệ thống biển báo và thông báo tới công nhân về nội dung của các biển báo này. Ngoài các ký hiệu chỉ dẫn về sự nguy hiểm, các biển báo có thể được phân biệt bằng màu để tăng tính trực quan, ví dụ như:
- Màu đỏ là các loại biển báo cấm: cấm lửa, cấm vào, hạn chế tốc độ…
- Màu xanh dương là các loại biển báo hướng dẫn thực hiện: đi lối này, khu vực hút thuốc, điểm tập trung…
- Màu vàng là các loại biển báo cảnh báo nguy hiểm: chú ý điện cao áp, chú ý hố sâu nguy hiểm, chú ý vật rơi…
Nhà thầu cần trang bị hệ thống biển báo để giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động
Công nhân khi đi vào công trường cần phải chú ý quan sát biển báo và chấp hành chỉ dẫn để đảm bảo lối đi an toàn và sử dụng đúng thiết bị. Điều này sẽ hạn chế và phòng tránh rủi ro có thể xảy ra cho công nhân.
hình minh họa
3. Xây dựng quy định an toàn khi làm việc trên giàn giáo, làm việc trên cao
Khi có công nhân làm việc trên cao, nhà thầu cũng cần chú ý những lưu ý sau để giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động:
- Công nhân làm việc trên cao phải được đo huyết áp trước khi làm việc để đảm bảo có sức khỏe phù hợp
- Công nhân phải được đào tạo đầy đủ về an toàn lao động ngành xây dựng & phải có giấy phép làm việc được cấp bởi giám sát an toàn hoặc cán bộ an toàn sau khi đã tiến hành kiểm tra hiện trường
- Nhà thầu cần tuân thủ các quy định về hệ thống treo giàn giáo. Cần nắm rõ các màu thẻ: thẻ màu xanh (giàn giáo được phép sử dụng), thẻ màu vàng (giàn giáo đang được sửa chữa) và thẻ màu đỏ (không được sử dụng giàn giáo) và chỉ sử dụng giàn giáo có thẻ xanh
- Cần đảm bảo 100% công nhân sử dụng dây an toàn toàn thân và móc dây an toàn vào vị trí chắc chắn trong quá trình làm việc
- Xung quanh khu vực giàn giáo phải được che chắn bằng các lưới an toàn, hạn chế vật rơi ra ngoài khu vực thi công
- Trong quá trình làm việc, công nhân không được sử dụng rượu, bia & các chất kích thích khác. Không được đùa nghịch khi làm việc trên cao & không làm việc trên giàn giáo khi thời tiết mưa hay gió lốc.
4. Tối ưu nguồn vật tư, giảm tải công việc tại công trình
Một trong những biện pháp được các nhà thầu, chủ đầu tư quan tâm trong thời gian gần đây là tối ưu vật liệu xây dựng ngay tại nhà máy. Biện pháp này không những giúp giảm tải lượng công việc phải thực hiện ở công trình, từ đó giải quyết các rủi ro tai nạn lao động của những công đoạn đã được giảm bớt, mà còn cho thấy nhiều lợi ích về sau như sự tiện dụng, hiệu quả…
Tai nạn lao động và rủi ro tai nạn lao động đã, đang và sẽ là vấn đề cần được nhà thầu và các cơ quan chức năng có liên quan quan tâm nhiều hơn. Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của người lao động và tiến độ thi công công trình, các tai nạn lao động còn ảnh hưởng tới danh tiếng của nhà thầu và dự án. Vì vậy, các nhà thầu cần chú trọng hơn nữa tới các biện pháp giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động để người lao động yên tâm làm việc, đảm bảo tiến độ công trình cũng như uy tín của mình.
Công ty an toàn lao động MTV đã gửi tới cho độc giả của mình thông tin đầy đủ về giám sát an toàn công trình hy vọng rằng sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn, đảm bảo công trình luôn diễn ra suôn sẻ, thuận lợi.
Giám sát an toàn giảm tai nạn trong công trình
Nghị định luật giám sát an toàn ,vệ sinh lao động
Quy định về giám sát an toàn trong xây dựng
Những điều giám sát an toàn nên biết
Giám sát an toàn nghị định 06/2021/NĐ-CP
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giám sát an toàn trong thi công xây dựng
Giám sát an toàn thi công ,công trình xây dựng
Nhiệm vụ của giám sát an toàn .