Lưu ý: Tai nạn & Công Tác Sơ Cứu Khi xảy ra tai nạn
I .NÊN:
1. Bình tĩnh – Xác định nguyên nhân gây tai nạn
2. Giải pháp sơ cứu an toàn, nhanh, hiệu quả – Trấn an nạn nhân.
3. Đánh giá tình trạng sức khỏe nạn nhân.
4. Gọi sự trợ giúp và nhanh chóng đưa bệnh nhân đến trạm y tế hoặc bệnh viện gần nhất
5. Giải tỏa đám đông.
1. Không nên có động tác thừa
2. Không nên để nhiều người xúm xít lại
3. Không nên tháo quần áo nếu có chấn thương
4. Không nên đổ bất kỳ thứ gì khi nạn nhân bị hôn mê
5. Không nên cho uống nước nếu nạn nhân mất nhiều máu
6. Không nên lay lắc nhất là đầu nếu nạn nhân có chấn thương hoặc trong tình trạng hôn mê
7. Không nên dựng nạn nhân đứng dây nếu nạn nhân không có mạch
8. Không nên ủ ấm nếu nạn nhân bị sốt cao, say nắng
9. Không nên để nạn nhân nằm ngữa nếu nạn nhân bị hôn mê.
Quy trình giải quyết tai nạn lao động tại cơ sở
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động (Khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015-ATVSLĐ).
Phân loại tai nạn lao động (Điều 9 Nghị định 39/2016/NĐ-CP)
- Tai nạn lao động làm chết người lao động là tai nạn lao động mà người lao động bị chết theo một trong các trường hợp sau đây:
+ Chết tại nơi xảy ra tai nạn.
+ Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu.
+ Chết trong thời gian điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y.
+ Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.
- Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ là tai nạn lao động không thuộc trường hợp Tai nạn lao động chết người và Tai nạn lao động nặng.
Quy trình giải quyết tai nạn lao động tại cơ sở (Điều 38 luật ATVSLĐ, Điều 18 Nghị định 39/2016/NĐ-CP), người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động phải làm:
1. Kịp thời tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn và tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu, điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động.
- Khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thì người bị tai nạn hoặc người biết sự việc phải báo ngay cho người phụ trách trực tiếp, người sử dụng lao động biết để kịp thời có biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả xảy ra;
- Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên, người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn phải khai báo theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP và khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:
+ Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn; trường hợp tai nạn làm chết người thì phải đồng thời báo ngay cho cơ quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
Lưu ý: Trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân ngoài việc thực hiện khai báo theo quy định trên còn báo cáo của luật chuyên ngành và với Bộ quản lý ngành lĩnh vực đó theo thẩm quyền quy định;
- Khi xảy ra tai nạn lao động làm chết người hoặc bị thương nặng đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì gia đình nạn nhân hoặc người phát hiện có trách nhiệm khai báo ngay với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi xảy ra tai nạn lao động để kịp thời có biện pháp xử lý.
3. Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng theo nguyên tắc sau đây:
- Trường hợp phải cấp cứu người bị nạn, ngăn chặn những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra cho người khác mà làm xáo trộn hiện trường thì người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động phải có trách nhiệm vẽ lại sơ đồ hiện trường, lập biên bản, chụp ảnh, quay phim hiện trường (nếu có thể);
- Chỉ được xóa bỏ hiện trường và mai táng tử thi (nếu có) sau khi đã hoàn thành các bước Điều tra theo quy định và được sự đồng ý bằng văn bản của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cơ quan công an.
4. Thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở trong trường hợp tai nạn lao động nhẹ hoặc tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động (Khoản 1 Điều 11 Nghị định 39/2016/NĐ-CP), cụ thể như sau:
- Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động nhẹ hoặc tai nạn lao động làm bị thương nặng 01 người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của người sử dụng lao động quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật ATVSLĐ, người sử dụng lao động phải thành lập ngay Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
Đối với các vụ tai nạn lao động xảy ra tại nơi thuộc thẩm quyền quản lý của người sử dụng lao động, nhưng nạn nhân là người lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động khác, thì người sử dụng lao động tại nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, đồng thời mời đại diện người sử dụng lao động của nạn nhân tham gia Đoàn Điều tra.
- Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở Điều tra theo quy trình, thủ tục quy định tại Điều 13 Nghị định 39/2016/NĐ-CP:
+ Thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động.
+ Lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
+ Đề nghị giám định kỹ thuật, giám định pháp y (nếu xét thấy cần thiết).
+ Phân tích kết luận về: diễn biến, nguyên nhân gây ra tai nạn lao động; kết luận về vụ tai nạn lao động; mức độ vi phạm và đề nghị hình thức xử lý đối với người có lỗi trong vụ tai nạn lao động; các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn.
+ Lập Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này.
+ Tổ chức cuộc họp và lập Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục XI kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
+ Thành phần cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động bao gồm: Trưởng đoàn Điều tra tai nạn lao động; Người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản; Thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động; Người bị nạn hoặc đại diện thân nhân người bị nạn, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn; Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập Công đoàn cơ sở.
- Thành viên dự họp có ý kiến không nhất trí với nội dung Biên bản Điều tra tai nạn lao động thì được ghi ý kiến và ký tên vào Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động, Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở gửi Biên bản Điều tra tai nạn lao động, Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động tới người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân người bị nạn; Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động có người bị nạn đặt trụ sở chính; Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn lao động.
5. Cung cấp ngay tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn theo yêu cầu của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tài liệu, đồ vật, phương tiện đó.
6. Tạo điều kiện cho người lao động liên quan đến vụ tai nạn cung cấp thông tin cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động khi được yêu cầu.
7. Thông báo đầy đủ thông tin liên quan về tai nạn lao động tới tất cả người lao động thuộc cơ sở của mình.
8. Hoàn chỉnh hồ sơ và lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động cho người lao động:
- Trong thời gian:
+ 15 năm đối với vụ tai nạn lao động chết người;
+ Đến khi người bị tai nạn lao động nghỉ hưu đối với vụ tai nạn lao động khác.
- Hồ sơ gồm (Điều 16 Nghị định 39/2016/NĐ-CP):
+ Biên bản khám nghiệm hiện trường (nếu có);
+ Sơ đồ hiện trường;
+ Ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân;
+ Biên bản khám nghiệm tử thi hoặc khám nghiệm thương tích, trừ trường hợp mất tích theo tuyên bố của Tòa án;
+ Biên bản giám định kỹ thuật, giám định pháp y, kết luận giám định tư pháp (nếu có);
+ Biên bản lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động;
+ Biên bản Điều tra tai nạn lao động;
+ Biên bản cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động;
+ Giấy chứng thương của cơ sở y tế được Điều trị (nếu có);
+ Giấy ra viện của cơ sở y tế được Điều trị (nếu có).
Lưu ý:
* Trong một vụ tai nạn lao động, nếu có nhiều người bị tai nạn lao động thì mỗi người bị tai nạn lao động được lập một bộ hồ sơ riêng.
* Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm hồ sơ: Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông (bản sao); Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội (bản sao). Nếu không có hồ sơ vụ tai nạn giao thông của cơ quan Công an thì phải có văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan Công an xã, phường, thị trấn hoặc chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn theo đề nghị của người sử dụng lao động hoặc thân nhân của người lao động.
9. Thanh toán các khoản chi phí phục vụ cho việc Điều tra tai nạn lao động (trừ trường hợp tai nạn lao động được Điều tra lại theo yêu cầu của cơ quan Bảo hiểm xã hội) và chi phí Điều tra lại tai nạn lao động theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 27 Nghị định 39/2016/NĐ-CP gồm: dựng lại hiện trường; chụp, in, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân; trưng cầu giám định kỹ thuật, giám định pháp y (khi cần thiết); khám nghiệm tử thi; in ấn các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động; phương tiện đi lại tại nơi xảy ra tai nạn lao động phục vụ quá trình Điều tra tai nạn lao động; tổ chức cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động;
10. Thực hiện chi trả bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động được quy định tại Điều 38, 39 Luật ATVSLĐ 2015, Điều 28 Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
11. Hướng dẫn, giới thiệu người lao động giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa và lập hồ sơ gửi Bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ tai nạn lao động cho người lao động bị tai nạn.
Hồ sơ gửi Bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ gồm:
- Sổ BHXH
- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động (mẫu 05A-HSB)
- Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông.
- Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) sau khi đã điều trị thương tật TNLĐ ổn định đối với trường hợp điều trị nội trú.
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.
12. Thực hiện các biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả do tai nạn lao động gây ra; tổ chức rút kinh nghiệm; thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị ghi trong biên bản Điều tra tai nạn lao động; xử lý theo thẩm quyền những người có lỗi để xảy ra tai nạn lao động.
13. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe người lao động bị tai nạn lao động theo kết luận của Hộ đồng giám định y khoa, sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc.
Cung cấp nhân sự Giám sát an toàn lao động công trình xây dựng ,dịch vụ giám sát an toàn cho thuê giá rẻ
Công trường xây dựng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, mỗi năm xảy ra hàng ngàn vụ tai nạn lao động do công tác an toàn chưa đáp ứng được mức độ bùng nổ của số lượng công trình xây dựng.
Hiện nhà nước đã có qui định bắt buộc về tổ chức bộ máy giám sát an toàn trên công trường xây dựng, tuy nhiên tổ chức hệ thống giám sát an toàn chuyên nghiệp và đào tạo nhân viên giám sát có đủ năng lực cần thiết là công việc đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức.Tự tin với năng lực của một đơn vị tư nhân đầu tiên cung cấp dịch vụ giám sát an toàn Công ty Giám sát An Toàn Lao Động MTV đã cung cấp dịch vụ giám sát an toàn trên nhiều công trình xây dựng, nhà máy trên toàn quốc
Công ty xây dựng ở quy mô nào cũng cần bổ nhiệm một hay nhiều cán bộ làm công tác an toàn lao động có trình độ chuyên môn cao về an toàn lao động, chịu trách nhiệm xúc tiến công tác an toàn và vệ sinh lao động.
Nhiệm vụ của người giám sát an toàn lao động bao gồm:
– Truyền đạt thông tin từ nhà quản lý đến công nhân, kể cả các công nhân của nhà thầu phụ;
– Tổ chức và tiến hành các chương trình tập huấn và phổ biến an toàn lao động cho cán bộ kỹ thuật và cả công nhân trên công trường.
– Điều tra và tổng hợp những tình huống, nguyên nhân gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, từ đó rút ra những biện pháp phòng ngừa;
– Tư vấn và góp ý về mặt kỹ thuật cho hội đồng bảo hộ lao động và Ban chỉ huy công trình;
– Tham gia vào quá trình phác thảo kế hoạch an toàn lao động
Để thực hiện tốt các chức năng trên, cán bộ an toàn lao động cần có kiến thức về ngành xây dựng. Họ cần được đào tạo, chứng nhận và nếu có thể thì là thành viên của một cơ quan chuyên về an toàn và vệ sinh lao động đã được công nhận.
Nhưng không phải đơn vị nhà thầu xây dựng nào cũng có đủ đội ngũ, chi phí để đào tạo cán bộ giám sát an toàn lao động trực tiếp cho công ty mình. Hiểu được điều đó, các công ty dịch vụ cung cấp giám sát an toàn lao động ra đời.
Lợi ích của việc thuê giám sát an toàn của một đơn vị đốc lập:
Có rất nhiều đơn vị nhà thầu thi công không tuyển trực tiếp giám sát an toàn lao động mà họ chọn cách thuê dịch vụ của một đơn vị chuyên cung cấp giám sát an toàn lao động. Vậy thuê giám sát an toàn lao động tại Công ty MTV Safety có những lợi ích gì?
1. Không tốn thời gian tuyển dụng
2. Không phải trang bị BHLĐ cho nhân viên như: Giày - Nón - Đồng Phục bảo hộ, Còi, Máy chụp hình, áo phản quang.....
3. Xuất hóa đơn khấu trừ thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
4. Không phải thanh toán các khoản lương, thưởng lễ, thưởng tết, BHXH, BHYT, BHTN
5. Không phải thanh toán các chi phí phát sinh khi công trình tạm dừng hoạt động hoặc bị đình chỉ (Nếu có).
6. Thay thế kịp thời khi giám sát ATLĐ có việc đột xuất như cưới hỏi, ma chay .
Bài viết liên quan.
-
Giám sát An toàn khi sử dụng các thiết bị nâng hạ
-
Giám sát An toàn lao động lắp đặt kết cấu thép
-
Giám sát An toàn lắp dựng giàn giáo
-
Giám sát An toàn điện, sử dụng dây cắm điện
-
Giám sát An toàn lao động sử dụng Gondola
-
Giám sát An toàn lao động trong ép cọc
-
Giám sát An toàn lao động khi làm việc trên cao
-
Giám sát An toàn lao động trong sản xuất cơ khí