CÔNG TY TNHH AN TOÀN LAO ĐỘNG MTV

 Hotline

 0945.38.34.32

Giám sát An toàn lao động trong ép cọc

* Giám sát An toàn thi công ép cọc:

Kỹ sư, kỹ thuật và công nhân được huấn luyện quy định về an toàn lao động trước khi thi công và thường xuyên được nhắc nhở. Phân công cán bộ kiểm tra k thuật an toàn lao động.

- Công nhân phải sử dụng đầy đủ phương tiên bảo vệ cá nhân.

- Sử dụng dây an toàn khi làm việc trên dàn ép.

- Tổ trưởng búa máy hoặc kích ép cọc phải có kinh nghiệm về hoạt động thiết bị, nhận biết kịp thời những sự cố kỹ thuật có thể xảy ra.

- Bảo dưỡng, kiểm tra định kì thiết bị và phát hiện kịp thời các hư hỏng để sửa chữa.

- Cách xa đường dây điện cao thế > 5.0m, lập biện pháp ATLĐ đối với các đường dây điện cao thế đi qua công trường nếu có.

- Mỗi tổ thi công có một thợ điện chuyên trách các công tác về điện. Các đường dây điện, thiết bị thi công phải được tiếp đất và đảm bảo an toàn.

- Khảo sát các loại công trình ngầm: đường điện, đường nước, cống... trước khi bắt đầu thi công.

- Khi ép cọc trong hố đào sâu phải có biện pháp bảo vệ chống sự sụt lở, trượt thành hố.

- Giá ép cọc dùng đối trọng tự tạo có trang bị thang sắt để lên được khi cần thiết.

- Việc sắp đặt và tháo dỡ đối trọng cần được thực hiện với biện pháp an toàn thích hợp.

- Các khối đối trọng phải được xếp theo nguyên tắc tạo thành khối ổn định, không được để khối đối trọng nghiêng, rơi đổ trong quá trình ép cọc

 giam-sat-an-toan-thi-cong-coc-khoan-nhoi
 
giám sát an toàn khoan nhồi cọc
 

- Người điều khiển máy đóng cọc phải trên 18 tuổi và được đào tạo cẩn thận.

- Trước khi đóng cọc, phải định vị rõ các công trình ngầm và bảo vệ chúng một cách ai toàn; cần phải xác định để tránh các hầm ngầm, nguồn nước ngầm hoặc các điều kiện địa tầng có thể gây nguy hiểm cho công việc thi công.

- Phải có nền vững hoặc tấm đệm cho các cần trục.

- Khi thi công đóng cọc phải đội mũ bảo hiểm, phương tiện bảo vệ mắt, tai nếu cần thiết.

- Các máy móc, thiết bị nâng phải qua kiểm tra kỹ lưỡng và được phép sử dụng. Những máy móc đó cũng phải có tải trọng và công suất đáp ứng được yêu cầu thi công.

- Đặc biệt chú ý đề phòng hư hỏng cơ cấu do sa xuống hố.

- Máy nâng để đưa công nhân lên xuống phải có tay hãm, cơ cấu hạ phải hoạt động bằng điện. Thùng ỉồng đưa công nhân lên xuống phải thiết kế chắc chắn, không thể xoay hoặc lật úp.

- Công nhân đóng cọc nên yêu cầu nhà thầu cung cấp đủ thuyết minh trong đó nêu rô những điểm cần chú ý, liên quan tới các kiểu đóng cọc mà họ phải làm.

- Bản thuyết minh cũng phải đề cập đến việc đào tạo và cung cấp thông tin cho đốc công hoặc người điều hành.

giam-sat-an-toan-khoan-coc

 

giám sát an toàn thi công ép cọc

 * Công tác kiểm tra khi tiến hành ép cọc.

- Chuẩn bị mặt bằng thi công và cọc

+ Bố trí mặt bằng thi công phải hợp lý để các công việc không bị chồng chéo, cản trở lẫn nhau, giúp đẩy nhanh tiến độ thi công, rút ngắn thời gian thực hiện công trình.

+ Cọc phải được bố trí trên mặt bằng sao cho thuận lợi cho việc thi công mà vẫn không cản trở máy móc thi công

+ Vị trí các cọc phải được đánh dấu sẵn trên mặt bằng bằng các cột mốc chắc chắn, dễ nhìn

 * Công tác chuẩn bị ép cọc

- Vận chuyển và lắp ráp thiết bị ép cọc vào vị trí ép đảm bảo an toàn

- Kiểm tra 2 móc cẩu của dàn máy, kiểm tra 2 chốt ngang liên kết dầm máy.- Khi cẩu đối trọng, dàn phải được kê thật phẳng, không nghiêng lệch, kiểm tra các chốt vít đảm bảo an toàn.

- Lần lượt cẩu các đối trọng lên dầm khung sao cho mặt phẳng chứa trọng tâm 2 đối trọng trùng với trọng tâm ống thả cọc. Trong trường hợp đối trọng đặt ngoài dầm thì phải kê chắc chắn

- Chạy thử máy ép để kiểm tra độ ổn định của thiết bị (chạy không tải và có tải)

- Kiểm tra cọc và vận chuyển cọc vào vị trí cọc trước khi ép.

giam-sat-an-toan-cong-ty-mtv 99

 

 giám sat an toan xây dựng

 * Giám sát An toàn khi khoan cọc nhồi

Có những trường hợp công nhân phải xuống kiểm tra hoặc làm sạch lỗ khoan. Trước khi xuống kiểm tra hoặc làm sạch lỗ khoan, cần nắm vững những nguyên tắc sau:

- Đường kính lỗ khoan tối thiểu là 75cm;

- Lỗ khoan cũng được coi là nơi có không gian hẹp, vì vậy cần phải tuân thủ chặt chẽ các biện pháp đã được hướng dẫn nhằm tạo ra một khoảng không an toàn.

- Các chất phế thải trong quá trình khoan phải được để xa khỏi lỗ khoan;

- Phải có thiết bị chuyên dụng được thiết kế chắc chắn và chống xoay như thùng lồng, xích để đưa công nhân xuống. Nguồn điện cung cấp cho thiết bị nâng luôn phải được duy trì khi có công nhân đang làm việc dưới lỗ khoan.

- Trong quá trình làm việc dưới lỗ khoan công nhân luôn phải được huấn luyện để nắm vững các thủ tục cấp cứu khi làm việc dưới lỗ khoan sâu. Việc huấn luyện nên được tiến hành một cách thường xuyên.

- Nên bố trí ngưòi làm việc bên trên trong suốt quá trình thi công dưới lỗ khoan.

- Bố trí đủ ánh sáng và phương tiện liên lạc cho người làm việc ở dưói lỗ khoan, dùng điện hạ thế để đảm bảo an toàn.

- Trong trường hợp có thể, tốt nhất nên thay thế công nhân vào trong lỗ khoan bằng các camera hoặc các thiết bị kiểm tra từ xa

giam-sat-an-toàn -99

 

Hình minh họa

 * Giám sát An toàn sử dụng điện và thiết bị thi công:

Có sơ đồ hệ thống điện thi công, điện chiếu sáng cho tổng khi vực thi công phù hợp với tổng mặt bằng bố trí điện trên công trường. Bố trí thợ điện từ bậc 3 trở lên trực thường xuyên (đủ cả 3 ca khi cần thiết). Đảm bảo ánh sáng đầy đủ chỗ làm việc và trên tuyến đường thi công vào

ban đêm (cường độ chiếu sáng cục bộ từ 100 – 300 lux, chiếu sáng chung từ 40 – 80 lux). Các dây điện thi công cao 5,0m đối với nơi có xe cộ qua lại. Các dây dẫn điện nếu treo ở độ cao dưới 2.5m kể từ mặt nền phải dùng dây cáp bọc cao su, các đường cáp chôn ngầm phải được đi trong ống bảo vệ.

Khi lắp đặt sử dụng và sửa chữa các thiết bị điện và mạng lưới điện thi công trên công trường ngoài quy định bắt buộc trong kỹ thuật an toàn trong xây dựng cần phải theo các quy định trong tiêu chuẩn an toàn điện trong xây dựng TCVN 4036 : 1985.

Khu vực máy trộn phía trên được làm mái che an toàn cho người vận hành, các máy có bẳng nội quy vận hành máy, có biển báo, biển cấm và hàng rào phân cách khu vực nguy hiểm.Có quy trình vận hành an toàn cẩu tháp được duyệt (chế độ kiểm tra các thiết bị an toàn, vùng nguy hiểm khi cẩu đang mang tải, các biện pháp móc cẩu, vận chuyển, lắp đặt sắt xây dựng, cốp pha, đà giáo, ben bêtông…) Thợ lái cẩu, CN xi nhan, móc cáp phải được huấn luyện và có chứng chỉ vận hành. Đối với các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, các đơn vị phải thực hiện

nghiêm chỉnh quy định về khai báo, đăng ký, kiểm định theo TT23/2003/TT – BLĐTBXH

ngày 3/11/2003 của Bộ lao động thương binh xã hội.

 

Bài viết liên quan.

 

 
 
 

 

 

CÔNG TY TNHH AN TOÀN LAO ĐỘNG MTV

Giấy chứng nhận ĐKKD/MST: 0316158480 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 24/02/2020

Trụ sở chính: 82 Đường Gò Dưa, Khu Phố 4, P. Tam Bình, Tp. Thủ Đức, TP. HCM

Hotline: 0945 38 34 32 (Ms. Thu) 0902.90.34.32

Email: [email protected]