Mục đích công tác an toàn vệ sinh lao động
- Thường xuyên cải thiện điều kiện làm việc, tạo nơi làm việc đảm bảo yêu cầu về an toàn lao động (ATLĐ), vệ sinh lao động (VSLĐ), loại trừ được những yếu tố nguy hiểm, có hại; chỗ làm việc thuận lợi và đủ tiện nghi.
- Tránh được tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN); đảm bảo an toàn thân thể cho người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không để xảy ra chết người, thương tật, tàn phế do tai nạn lao động.
- Duy trì sức khoẻ không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động xấu gây ra.
- Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khoẻ, khả năng lao động cho người lao động sau khi sản xuất. Người lao động phấn khởi, làm việc có năng suất, chất lượng.
Hình ảnh minh họa
Những năm vừa qua, cùng với những kết quả đạt được trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật Lao động, lĩnh vực tư vấn giám sát an toàn lao động đã và đang có những chuyển biến tích cực cả về công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động cũng như việc thực hiện các quy định an toàn vệ sinh lao động của các đơn vị, cơ sở, cụ thể là:
- Công tác an toàn vệ sinh lao động ngày càng được coi trọng hơn. Việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và không ngừng cải thiện điều kiện làm việc không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng nhà nước, mà đã được nhiều cơ quan, tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể và doanh nghiệp coi trọng. Trước hết, nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về công tác an toàn vệ sinh lao động đã từng bước được nâng cao. Nhiều doanh nghiệp coi công tác an toàn vệ sinh lao động như điều kiện để tồn tại, phát triển và sự sống còn của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc chấp hành các quy định pháp luật về ATVSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc, môi trường lao động, giảm thấp nhất tác hại của các yếu tố nguy hiểm, có hại trong quá trình làm việc tới sức khỏe của người lao động nói riêng và cộng đồng nói chung đã được nhiều doanh nghiệp thực hiện và thực hiện có hiệu quả.
- Công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động ngày càng được củng cố, thể hiện qua sự hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, đặc biệt chú ý đến các giải pháp giải quyết những vần đề mới phát sinh hoặc những tiêu cực trong hoạt động của kinh tế thị trường và hội nhập hiện nay như kéo dài thời gian lao động quá mức, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động.
- Các hoạt động thông tin tuyên truyền, huấn luyện nhằm nâng cao nhận thức về ATVSLĐ nói chung, cải thiện môi trường lao động nói riêng được đẩy mạnh và ngày càng nâng cao chất lượng, trong đó còn mở rộng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề, kinh tế trang trại, nông lâm và người lao động làm việc tại các cơ sở và các hội nghề nghiệp v.v. Nội dung huấn luyện đã từng bước được cụ thể và chuẩn hóa tới từng ngành nghề, công việc. Một số phương pháp huấn luyện an toàn vệ sinh lao động của Quốc tế đã được nghiên cứu ứng dụng và bổ sung phù hợp với điều kiện Việt Nam như phương pháp WISE (phương pháp cải thiện điều kiện làm việc đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ), phương pháp WIND (phương pháp cải thiện điều kiện làm việc trong nông nghiệp kết hợp với tình làng, nghĩa xóm) v.v. Công tác huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động đã chú ý đến những công việc, những nghề có nguy cơ cao hoặc tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lớn, trước hết là các ngành điện, hóa chất, khai thác mỏ, xây dựng, các hệ thống điều chế và nạp khí v.v.
hình ảnh minh họa
Giám sát an toàn MTV
Công Ty An Toàn Lao Động MTV cùng nỗ lực hết sức để đảm bảo không có bất kỳ tai nạn nào xảy ra.
Hãy đến với MTV, chúng tôi luôn mong muốn sự góp ý chân thành nhất của Quý khách hàng.
Nhân đây chúng tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành nhất về sự hợp tác, tin cậy của Quý khách hàng đối với công ty chúng tôi trong thời gian sắp tới.