CÔNG TY TNHH AN TOÀN LAO ĐỘNG MTV

 Hotline

 0945.38.34.32

Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng có những quy định gì ?

Theo Văn bản hợp nhất nghị định số 02/VBHN-BXD ngày 20-07-2018 của Bộ Xây dựng về quản lý dự án đầu tư xây dựng, quy định như sau:

1. Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người lao động, thiết bị, phương tiện thi công và công trình trước khi thi công xây dựng. Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thỏa thuận.

2. Các biện pháp an toàn và nội quy về an toàn phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên công trường phải được bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn.

3. Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư và các bên có liên quan phải thường xuyên kiếm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường. Khi xảy ra sự cố mất an toàn phải tạm dừng hoặc đình chỉ thi công đến khi khắc phục xong mới được tiếp tục thi công, Người để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

HSE CONG-TY-GIAM-SAT-AN-TOAN-MTV

HSE nhà máy 

4. Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, phổ biến, tập huấn các quy định về an toàn lao động. Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì người lao động phải có giấy chứng nhận huấn luyện an toàn lao động theo quy định của pháp luật về an toàn lao động. Nghiêm cấm sử dụng người lao động chưa được huấn luyện và chưa được hướng dẫn về an toàn lao động.

5. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các trang thiết bị bảo vệ cá nhân, an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng lao động trên công trường.

6. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo phân cấp quản lý có trách nhiệm kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công tác quản lý an toàn lao động trên công trường của chủ đầu tư và các nhà thầu. Trường hợp công trình xây dựng thuộc đối tượng cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra công tác nghiệm thu thì công tác kiểm tra an toàn lao động được phối hợp kiểm tra đồng thời.

An toàn lao động không chỉ là mục tiêu mà còn đảm bảo cho sự thành công, kế hoạch của công trình xây dựng. Các quy định của pháp luật về quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng sẽ được phân tích tại bài viết dưới đây.

cong-ty-cung-cap-hse-sai-gon

HSE dầu khí 

1. An toàn lao động trên công trường xây dựng là gì ?

- Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 có quy định như sau:

"An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động."

- Căn cứ vào quy định trên có thể hiểu An toàn lao động trên công trường xây dựng là một loạt các giải pháp đảm bảo, phòng chống các yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra trên công trường xây dựng để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người lao động trong quá trình thi công, xây dựng trên công trường.

- Các yếu tố nguy hiểm có thể đến từ các nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan không mong muốn với người lao động bao gồm:

+ Các nguyên nhân chủ quan: Do vi phạm các quy định về an toàn lao động trên công trường xây dựng, thiếu trách nhiệm hoặc các nguyên nhân khác do lỗi con người gây ra làm mất an toàn lao động ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của những người tham gia, liên quan hay có mặt tại công trường, xây dựng.

+ Các nguyên nhân khách quan: Do các yếu tố tự nhiên, thiên tai, thời tiết, dịch bệnh, ... tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến an toàn lao động trên công trình xây dựng.

Tam-quan-trong-cua - giam-sat-an-toan

Công viec của giám sát an toàn

2. Các quy định về quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng.

- Các quy định của pháp luật về quản lý an toàn lao động sẽ được quy định trong một các văn bản quy phạm pháp luật như sau:

+ Luật xây dựng số 50/2014/QH13

+ Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13

+ Quyết định số 873/QĐ-BXD về việc phê duyệt chương trình khung huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng

+ Nghị định số 39/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động

+ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng

+ Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BXD về quản lý dự án đầu tư xây dựng

- Quy định quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng:

+ Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người lao động, thiết bị, phương tiện thi công và công trình trước khi thi công xây dựng.

  • Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thỏa thuận. Các biện pháp có thể thực hiện như sau:
  • Lên kế hoạch xây dựng biện pháp đảm bảo an toàn cho từng hạng mục công trình theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Cung cấp cho người lao động đầy đủ các thiết bị, phương tiện bảo hộ lao động;
  • Thực hiện khám sức khỏe định kỳ và công tác bảo hiểm lao động cho công nhân;
  • Các thiết bị, phương tiện cần được kiểm định nghiêm ngặt về an toàn lao động;
  • Những người vận hành máy móc, thiết bị phải có đầy đủ chuyên môn và hiều rõ về kỹ năng an toàn lao động.
  • Các biện pháp an toàn và nội quy về an toàn lao động trên phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành, những vị trí nguy hiểm trên công trường phải được bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn.
  • Ngoài ra nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các trang thiết bị bảo vệ cá nhân, an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng lao động trên công trường.

+ Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư và các bên có liên quan phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường.

  • Khi xảy ra sự cố mất an toàn phải tạm dừng hoặc đình chỉ thi công đến khi khắc phục xong mới được tiếp tục thi công. Người để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. 

CONG-TY-GIAM-SAT-AN-TOAN-LAO-DONG-MTV

+ Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, phổ biến, tập huấn các quy định về an toàn lao động.

  • Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì người lao động phải có Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn lao động theo quy định của pháp luật về an toàn lao động. Nghiêm cấm sử dụng người lao động chưa được huấn luyện và chưa được hướng dẫn về an toàn lao động.
  • Bộ phận quản lý của nhà thàu có trách nhiệm hướng dẫn nhận diện các yếu tố nguy hiểm có nguy cơ xảy ra tai nạn và các biện pháp ngăn ngừa tai nạn trên công trường; yêu cầu người lao động sử dụng đúng và đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân trong quá trình làm việc, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động đối với người lao động, quản lý số lượng người lao động làm việc trên công trường. 
  • Khi phát hiện vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động hoặc các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động thì bộ phận quản lý an toàn phải kịp thời có biện pháp chấn chỉnh, xử lý theo quy định nội bộ của nhà thầu, quyết định việc tạm dừng thi công xây dựng đối với công việc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động sự cố gây mất an toàn lao động, đình chỉ tham gia lao động đối với người lao động không tuân thủ biện pháp kỹ thuật an toàn hoặc vi phạm các quy định về sử dụng dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân trong thi công xây dựng và báo cáo cho chỉ huy trưởng công trường. 
  • Chủ động tham gia ứng cứu, khắc phục tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động, tham gia ứng cứu khẩn cấp khi có yêu cầu của chủ đầu tư, người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Đối với người lao động: Mỗi người công nhân lao động cần trang bị những kiến thức về an toàn.

  • Đồng thời thường xuyên học tập, tìm hiểu những kiến thức mới về an toàn lao động. Bên cạnh đó cũng phải chú ý nâng cao tay nghề làm việc, đảm bảo tác phong làm việc chuyên nghiệp.

+ Đối với cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo phân cấp quản lý có trách nhiệm kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công tác quản lý an toàn lao động trên công trường của chủ đầu tư và các nhà thầu.

  • Trường hợp công trình xây dựng thuộc đối tượng cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra công tác nghiệm thu thì công tác kiểm tra an toàn lao động được phối hợp kiểm tra đồng thời.
  • An toàn lao động trên công trường xây dựng là việc làm cần thiết. Bởi vì đặc thù của ngành xây dựng luôn có nhiều tiềm ẩn rủi ro cao hơn so với các ngành khác. Chính vì vậy cần phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động trong công trình xây dựng để người lao động tham gia xây dựng công trình có thể nắm chắc và tuân thủ theo các yêu cầu an toàn lao động đó.

Công Ty An Toàn Lao Động MTV cùng nỗ lực hết sức để đảm bảo không có bất kỳ tai nạn nào xảy ra.

Hãy đến với MTV, chúng tôi luôn mong muốn sự góp ý chân thành nhất của Quý khách hàng.

Nhân đây chúng tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành nhất về sự hợp tác, tin cậy của Quý khách hàng đối với công ty chúng tôi trong thời gian sắp tới.

CÔNG TY TNHH AN TOÀN LAO ĐỘNG MTV

Giấy chứng nhận ĐKKD/MST: 0316158480 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 24/02/2020

 

Trụ sở chính: 07 Đường số 07, Vạn Phúc City, P. Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, TP. HCM

Hotline: 0945 38 34 32 (Ms. Thu) 0902.90.34.32

Email: [email protected]