Quy định về số lượng cán bộ an toàn tối thiểu trên công trường
Nhà thầu thi công xây dựng phải bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm cán bộ an toàn, vệ sinh lao động trên công trường. Số lượng cán bộ phụ thuộc vào số lượng công nhân và phù hợp với quy mô công trường Tại Điều 34 (Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng) của Nghị định 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ về QLDA đầu tư xây dựng công trình, quy định:
Giám sát an toàn Nhà máy Long sơn
Nhà thầu thi công có trách nhiệm bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, cụ thể như sau:
a) Đối với công trường của nhà thầu có tổng số lao động trực tiếp đến dưới 50 (năm mươi) người thì cán bộ kỹ thuật thi công có thể kiêm nhiệm làm cán bộ an toàn, vệ sinh lao động;
b) Đối với công trường của nhà thầu có tổng số lao động trực tiếp từ 50 (năm mươi) người trở lên thì phải bố trí ít nhất 1 (một) cán bộ chuyên trách làm cán bộ an toàn, vệ sinh lao động;
c) Đối với công trường của nhà thầu có tổng số lao động trực tiếp từ 1.000 (một nghìn) người trở lên thì phải thành lập phòng hoặc ban an toàn, vệ sinh lao động hoặc bố trí tối thiểu 2 (hai) cán bộ an toàn làm công tác an toàn, vệ sinh lao động;
d) Người làm công tác chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 51 Nghị định 59/2015/NĐ-CP.
Giám sát an toàn lao động MTV
Bên cạnh đó, để đảm bảo công tác an toàn lao động trên công trường, nhà thầu thi công còn có các trách nhiệm sau:
1. Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người lao động, thiết bị, phương tiện thi công và công trình trước khi thi công xây dựng. Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thỏa thuận.
2. Các biện pháp an toàn và nội quy về an toàn phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên công trường phải được bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn.
3. Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư và các bên có liên quan phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường. Khi xảy ra sự cố mất an toàn phải tạm dừng hoặc đình chỉ thi công đến khi khắc phục xong mới được tiếp tục thi công, Người để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
4. Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, phổ biến, tập huấn các quy định về an toàn lao động. Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì người lao động phải có giấy chứng nhận huấn luyện an toàn lao động theo quy định của pháp luật về an toàn lao động. Nghiêm cấm sử dụng người lao động chưa được huấn luyện và chưa được hướng dẫn về an toàn lao động.
5. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các trang thiết bị bảo vệ cá nhân, an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng lao động trên công trường.
Giám sát an toàn lao động nhà máy
Công ty TNHH An Toàn Lao Động MTV là đơn vị cung cấp dịch vụ giám sát an toàn chuyên nghiệp - Gía cả cạnh tranh - Giám sát an toàn uy tín - chất lượng .
Đảm bảo cho quý khách hàng yên tâm khi làm việc với MTV chúng tôi. Cùng châm ngôn "AN TOÀN CỦA BẠN, ĐÃ CÓ CHÚNG TÔI" Rất mong được hợp tác với quý khách hàng.
Bài viết liên quan
- Giám sát an toàn - Chứng chỉ giám sát an toàn lao động
- Quy định về số lượng cán bộ an toàn tối thiểu trên công trường
- Cán bộ an toàn lao động cần biết
- Tầm quan trọng của an toàn lao động đối với mọi người
- An toàn trong công trình xây dựng là gì ?
- Giám sát an toàn là gì?
Mọi chi tiết Quý công ty, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp 0945 38 34 32 ( Ms Thu ) để được tư vấn.
Chúng tôi luôn phục vụ Quý khách hàng mọi lúc - mọi nơi.