An toàn trong công trình xây dựng là gì ?
Căn cứ quy định tại Nghị định 06/2021/NĐ-CP: An toàn trong thi công xây dựng công trình là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm đảm bảo không gây thương tật, tử vong, không làm suy giảm sức khỏe đối với con người, ngăn ngừa sự cố gây mất an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng công trình.
Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho con người, công trình xây dựng, tài sản, thiết bị, phương tiện trong quá trình thi công xây dựng công trình, phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường.
Chủ đầu tư phải tổ chức giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn của nhà thầu thi công xây dựng; tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn, có sự cố gây mất an toàn công trình; phối hợp với các nhà thầu xử lý, khắc phục khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn lao động; thông báo kịp thời với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra sự cố công trình, tai nạn lao động gây chết người.
Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm xác định vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình; tổ chức lập, trình chủ đầu tư chấp thuận biện pháp bảo đảm an toàn cho con người, công trình xây dựng, tài sản, thiết bị, phương tiện trong vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình; rà soát biện pháp bảo đảm an toàn định kỳ, đột xuất để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế thi công trên công trường.
Trường hợp vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng, chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo cơ quan chuyên môn về xây dựng biện pháp bảo đảm an toàn đã được chấp thuận để kiểm tra trong quá trình thi công xây dựng.
Máy, thiết bị, vật tư phục vụ thi công xây dựng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng.
Công tác an toàn trong xây dựng
Để lập các công tác an toàn trong xây dựng cần phải dựa trên thiết kế công trình và đảm bảo những quy chuẩn về an toàn xây dựng chung. Toàn bộ kỹ sư giám sát và công nhân thi công trên công trường là những đối tượng áp dụng các kỹ thuật an toàn xây dựng.
Dựa vào những quy định về an toàn thi công công trình xây dựng mà các công trường sẽ cần thiết lập bản vẽ biện pháp an toàn và các nội quy an toàn xây dựng. Cũng như thực hiện các biện pháp an toàn trong thi công xây dựng.
Tổ chức an toàn lao động trong xây dựng
Hình ảnh minh họa
Ban chỉ huy và Chỉ huy trưởng trên công trường được thành lập phải có đủ năng lực phù hợp với từng cấp công trình xây dựng.
Cần có bộ phận an toàn hay cán bộ an toàn lao động chuyên trách, kỹ sư giám sát an toàn xây dựng phải có kiến thức, kinh nghiệm đầy đủ, vững vàng về quy định tiêu chuẩn an toàn lao động trong thi công công trình xây dựng và có nhật ký An toàn lao động.
Phải có Ban an toàn chung trong trường hợp có nhiều nhà thầu cùng thi công trên một công trường.
Đối với công việc trên công trường người lao động cần đảm bảo đủ tuổi quy định, giấy chứng nhận sức khỏe và khám định kỳ hàng năm;
Người lao động sẽ được tập huấn về an toàn và vệ sinh lao động đầy đủ. Sẽ được cấp thẻ an toàn nếu làm công việc có những yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn xây dựng.
Người lao động cần được trang bị các thiết bị an toàn bảo vệ cá nhân theo đúng quy định ngành nghề.
Phải treo băng rôn, các khẩu hiệu an toàn trong xây dựng ở các công trường xây dựng.
Bài viết liên quan.
- Nhân viên giám sát an toàn
- Khi nào cần cán bộ giám sát an toàn
- Hồ sơ năng lực dịch vụ giám sát an toàn MTV
- Những điều bạn nên biết về giám sát an toàn công trình
- Báo giá dịch vụ giám sát an toàn
- Giám sát an toàn trong công trình xây dựng
- Tư vấn hệ thống an toàn và giám sát an toàn
- Giám sát an toàn lao động là gì ?
- Dịch vụ giám sát an toàn chất lượng - Chí phí thấp
- Cung cấp dịch vụ giám sát an toàn lao động.